Lần đầu đến Phan Rang- Tháp Chàm, buổi chiều tản bộ ra Quảng trường 16 Tháng 4, tôi hơi ngạc nhiên vì ở một thành phố không lớp nhưng khá nổi bật với cụm công trình Quảng trường-Tượng đài- Nhà Bảo tàng, được xây dựng trên diện tích hàng chục héc ta, với kiến trúc văn hóa đặc trưng của văn hóa bản địa.
Từ Kega Lighthouse Resort, chạy suốt dải đất Nam Trung bộ nhưng không mấy nơi có tòa nhà bảo tàng độc đáo và đồ sộ như Ninh Thuận.
Tòa nhà Bảo tàng Ninh Thuận hình tháp cao 4 tầng như một viên pha lê lấp lánh, thiết kế đẹp mắt, độc đáo, buổi tối đi ngang hay nhìn vì có đủ màu đèn đổi màu liên tục trông rất thú vị và đặc sắc. Chưa nói về nội hàm nhưng nhìn về kiến trúc không gian, Bảo tàng đã làm tốt nhiệm vụ tô điểm cho khu vực quảng trường thành phố trẻ thêm đẹp và có chiều sâu văn hóa.

Hiện tại, bảo tàng đang lưu giữ hàng chục ngàn hiện vật, ấn phẩm báo chí qua các thời kỳ lịch sử của dân tộc. Đây cũng là bảo tàng lịch sử đầu tiên của tỉnh Ninh Thuận sau một thời kỳ dài tách nhập rồi tách.
Qua quá trình dày công sưu tập, hiện tại Bảo tàng đã có trên 40.000 hiện vật quý hiếm, gồm nhiều chất liệu, có giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa; nhiều đề tài nghiên cứu về các nghề truyền thống, phong tục của dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện như: Nghề dệt chiếu ở An Thạnh (Ninh Phước); nghề đan võng ở Khánh Nhơn (Ninh Hải) và các Lễ Bỏ mả, Lễ ăn đầu lúa mới của người Raglai, Lễ cưới của người Chăm...

Cách đây hơn 20 năm, ngoài 3 khu vực di tích tháp Chăm: Hòa Lai, Poklong Garai, Pôrômê và Di tích Bẫy đá Pi Năng Tắc đã được cấp bằng công nhận di tích cấp quốc gia, đến nay đã có 14 di tích được xếp hạng là di tích quốc gia và 27 di tích được xếp hạng di tích cấp tỉnh; các di tích đã xếp hạng đều được quan tâm thực hiện tốt chức năng bảo tồn và phát huy giá trị của di tích.
Tham quan trưng bày Bảo tàng Ninh Thuận, du khách sẽ có một cái nhìn tổng thể và có giá trị điển hình về lịch sử, văn hóa, phong tục tập quán của nhiều đề tài nghiên cứu về các nghề truyền thống, phong tục của dân tộc ít người trên địa bàn tỉnh qua nhiều thời kỳ lịch sử.
Trong những năm qua, Bảo tàng tỉnh đã có nhiều đổi mới và đạt được những hiệu quả nhất định trong việc trưng bày, phát huy các giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực vào công tác giáo dục truyền thống văn hóa lịch sử và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, để nâng cao hơn nữa hiệu quả trưng bày nhằm phát huy giá trị di sản văn hóa thu hút lượng khách tham quan đến với Bảo tàng trong thời gian tới, rất cần những đột phát về cách thức trưng bày, đón khách và chủ động tạo nguồn doanh thu.
Nguồn : Internet